Kinh doanh nhà hàng là loại hình kinh doanh phải làm việc với rất nhiều đối tượng khách hàng. Chính vì phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng nên trong môi trường nhà hàng thường nảy sinh rất nhiều tình huống khó xử. Những tình huống này đôi khi rất nguy cấp, đòi hỏi người quản lý nhà hàng phải nhạy bén và thông minh. Những tình huống này thường xuất phát từ những khiếu nại của những vị khách khó tính.
Để giải quyết được những vấn đề này, người quản lý nhà hàng cần có chiến lược giao tiếp phù hợp để ứng phó với những vị khách khó tính này. Cùng với Websitenhahang.com tìm hiểu cách thức để có thể ứng phó với những khách hàng khó tính nhất nhé!
Cách thức để ứng phó với những vị khách khó tính
1. Bình tĩnh và lắng nghe những phản hồi của khách hàng
Bạn phải luôn cảm thông với khách hàng về những gì mà họ đã phải chịu mặc dù điều đó đôi khi là vô lý. Cố gắng làm nguôi cơn giận của khách hàng bằng cách lắng nghe tất cả những phàn nàn của họ. Một khi cơn giận của họ được thoát ra thì họ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn với bạn. Hãy để cho khách hàng của bạn có thời gian bình tâm trở lại, sau đó bạn hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến những rắc rối hiện tại. Đưa ra những lời xin lỗi chân thành có thể là một giải pháp cứu cánh bạn trong tình huống này.
2. Sửa chữa vấn đề một cách nhanh chóng nhất
Sau khi tìm hiểu ra vấn đề, bạn cần phải triển khai nhanh nhất các biện pháp để giải quyết chúng. Hãy chủ động hỏi khách hàng họ muốn điều gì và bạn có thể cân nhắc những gì mà nhà hàng bạn có thể đáp ứng và thương lượng với khách hàng.
Chú ý đến cử chỉ khi nói, cố gắng giao tiếp bằng mắt với khách hàng, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy sự chân thành của bạn. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn cảm thấy mình được phục vụ một cách tốt nhất.
Nhân viên phục vụ nhà hàng cần biết cách ứng xử mọi khách hàng
3. Theo sát khách hàng
Đừng nghĩ rằng khi vấn đề đã được giải quyết tại chỗ như thế là đã xong. Trước khi khách hàng rời đi, tốt hơn hết là bạn nên hỏi một số thông tin liên hệ của họ để phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng. Điều này cho thấy bạn thực sự quan tâm đến khách hàng của mình.
Sau đó, bạn có thể gửi email hoặc gọi điện để hỏi han về tình hình của khách hàng hay dịch vụ của nhà hàng và hướng khách hàng tiếp tục quay trở lại nhà hàng của bạn vào những lần tiếp theo.
Sau tất cả, khi vấn đề được giải quyết người quản lý nhà hàng cần dành cho mình khoảng thời gian nhỏ để thư giãn. Vấn đề có được giải quyết khéo léo hay không phụ thuộc rất nhiều vào tài ăn nói, cách ứng xử, khả năng tiếp cận và sự khéo léo, thông minh của người quản lý nhà hàng.Những kỹ năng này bạn có thể tích lũy trong quá trình làm việc của mình hoặc thông qua các lớp học quản lý nhà hàng.
Xem thêm: 5 chữ E dành cho quản lý nhà hàng giỏi
Nếu bạn có bất kì khó khăn hay thắc mắc nào trong khi kinh doanh nhà hàng, hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi. Websitenhahang.com, đơn vị tư vấn các giải pháp kinh doanh nhà hàng, marketing và thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp, uy tín, đẳng cấp.